Category Archives: Vào xoong..

đôi, ba..cũng có khi là lắm điều tôi thấy trong đời.

Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng năm 2013

Cái này trên link công ty cũng cụ thể rồi. Mình cũng chả nhắc lại nữa.

Còn đây là 2 cái “giấy khen”:

Nhan Hieu ua dungSP tin cay

Thế là Oriflame cũng coi như học sinh giỏi, ngoan ngoãn trong lớp học mỹ phẩm Việt Nam rùi.

 

Chứng nhận “vì môi trường xanh quốc gia” của Oriflame

CN Moi truong xanh QG

Đây là chứng nhận của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam dành cho các doanh nghiệp tiên phong về bảo vệ môi trường.  Oriflame đã được cấp chứng nhận này ngay trong chương trình đầu tiên năm 2013.

Cụ thể về chương trình này. 

Đạo làm đẹp

image001

 

 

Ngẫu hứng viết bài này, xin nhận gạch của các anh chị em. 😀

Người ta có đạo trời, đạo làm người, đạo xử thế, đạo dưỡng sinh, đạo kinh doanh, đạo trị nước.. các kiểu kiểu. Nên hôm nay mình cả gan viết đạo làm đẹp. 🙂

  1. Có người sinh ra da dẻ đã hồng hào, mịn, trắng trẻo châu Âu hoặc nâu châu Mỹ .. thì nên thấy hạnh phúc vì may mắn, vì kiếp trước tích phúc đức tốt (cái này dễ).

Có người sinh ra cơ địa đã khiến da dễ bị mụn, sớm nhăn,.. cũng đừng buồn. Vì người da đẹp, nổi 1 cái mụn có khi cũng nổi cơn tam bành, ăn ngủ không ngon. Mình mà hay bị mụn thì có khi da mặt đẹp lên có khi lại không quen. ^^ ấy là lợi về tâm lý.

 

  1. Nhiều người da lúc trước đẹp, sau xấu, lại cứ đòi lúc nào cũng mịn màng như em bé. Đâm ra nhiều người lao vào các thể loại thẩm mỹ viện “lang băm” mà không hay, dùng db hay kem trộn vẫn gật gù khen. Nhìn chung nên biết thuận theo tự nhiên. Không phải là mình không làm đẹp, mà phải hiểu mình trước.

 

  1. Ai đó bảo diện mạo quan trọng gì, mình cứ sống thật thà, chân chất, càng quý. Đây cũng là 1 quan điểm hay. Có câu: “mọi vật đều có chỗ dùng được, chỗ không dùng được.”. Con người cũng vậy. Tùy việc mình làm mà diện mạo mình cũng cần thay đổi. Nếu như cổ nhân dấu tài thì luộm thuộm cũng tốt.

 

Thời nay khác nhiều. Đôi khi thực tài nhưng do diện mạo mà người khác không có cảm tình với mình thì có khi không có cơ hội nói chuyện với họ chứ đừng nói là giúp họ, bán hàng cho họ, chia sẻ, dạy dỗ họ,..

 

Nhưng suy cho cùng, vẻ đẹp bề ngoài chỉ là ngọn. Gốc là đức, tài. Có gốc mới có ngọn. Với mình thì thực tài vẫn quan trọng hơn đẹp xấu. Thích cái phong cách bầu Đức hiếm khi nào mặc vest, đi đâu cũng sơ mi thôi, công ty ông vạn người, ai cũng vậy.

 

  1. Có những lọ sữa rửa mặt – ví dụ đình đám là Cetaphil đi ..-  người này dùng hết mụn, da mịn màng, ai cũng khen, nên tung hô nó. Cũng vẫn SRM ấy, người dùng da ngứa ngáy, rít, hay lên mụn, thành ra chửi nó. Thế là 2 người cãi nhau. Cũng giống như hành tỏi, có người ăn thấy thơm ngon, những cũng có người không cả ngửi được mùi ấy chứ đừng nói là ăn.

Ấy mà nhiều người mua hàng cứ đòi phải chắc 100% thì mới dùng. Làm gì có. Thử mới biết chứ. Kiểu chắc 100% là kiểu những người chỉ mua Iphone vì họ không thể mua được điện thoại có dây nữa.

(p/s: Cetaphil không có thành phần nào tốt cho da cả, lợi ít mà hại nhiều.)

  1. Làm đẹp lợi ở chỗ cảm thấy có thể khoe mặt khi ra đường, khỏi phải đeo khẩu trang suốt ngày, rồi kiêu hơn tí khi có ai theo đuổi. Công nhận là cũng tự tin hơn thật. Từ đó nhiều mặt khác của cuộc sống cũng được cải thiện.

 

Hại ở chỗ càng đẹp thì càng xa cách với những người diện mạo xấu xí. Đâm ra bớt thương người, thông cảm với người khác. Có khi lại theo đuổi bề ngoài mà lại trở thành thiếu i-ốt bên trong.

 

Cũng có người đẹp lên không quá vui, xấu đi không quá buồn, ấy là người biết mình. Biết mình là sáng.

 

  1. Chọn mỹ phẩm thế nào? Nhiều thứ cần biết, nhưng 3 điều cơ bản: sp có tên tuổi và trên website chính thống của công ty không, thành phần, review những người đã dùng nó.

 

Thôi, mới tạm nghĩ đến đây.

Chào ace!

 

 

 

 

 

 

 

Kinh doanh theo mạng là gì?

  1. Kinh doanh theo mạng và Kinh doanh đa cấp: Thiện và Ác

– Đa cấp tức là nhiều cấp. Và theo từ này, thì kinh doanh truyền thống mới là đa cấp: nhà sản xuất, kho bãi, đại lý cấp 1,2,3,4,… cửa hàng..các kiểu.

Nhưng ở đây, chúng ta thường hiểu Đa cấp là mô hình kinh doanh bất chính, lừa đảo. Ở đó bạn buộc phải mua hàng với giá cao để tham gia. Bạn chỉ cần tuyển người để được tiền, mà không phải là cải thiện năng lực của mình, (có chăng là năng lực vay tiền. 🙂 ), kiểu như “không làm mà vẫn có ăn”. Và như thế bạn cứ hại người, những người thân nhất vì lợi ích cá nhân.

– Kinh doanh theo mạng là mô hình mỗi người bán 1 ít hàng. KDTM không phải là ngành kinh doanh của buôn bán, mà là ngành kinh doanh của đào tạo, sao chép. Nôm na là bạn sẽ cần giúp đỡ những người trong hệ thống của bạn để bạn có thể thăng tiến. Tức là trong công việc này, bạn buộc phải giúp đỡ người khác. Nếu người trong hệ thống bạn nỗ lực hơn bạn, họ sẽ có thu nhập cao hơn.

(Mời bạn xem thêm về lịch sử ra đời và mô hình của Kinh doanh theo mạng, và Cách trả thưởng công bằng tại Oriflame… để hiểu rõ hơn.)

Kinh doanh theo mạng: cải tiến của kinh doanh truyền thống.

Giống như ngày xưa là điện thoại bàn, giờ là di động vậy. Đó là 1 sự cách tân, 1 sự tiến hóa có ich cho chúng ta. Chúng ta hãy xem xét các mô hình kinh doanh qua 3 giai đoạn:

  • GĐ1: Ở phong kiến: chủ yếu là tự cung tự cấp. Và người ta chỉ đem bán những gì mình không dùng hết. Ví dụ nhà bạn nuôi 50 con gà, và bạn thấy lớn hơn nhu cầu nhà mình. Bạn mang ra chợ bán bớt.

Ưu điểm là sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín. Vì cái bạn bán cũng chính là cái gia đình bạn dùng.

Nhược điểm là quy mô nhỏ do thiếu tính hệ thống. Mình phải làm từ A đến Z, sản xuất, đóng gói, bán hàng, chuyển hàng, kế toán,..

  •  GĐ2: Ở xã hội tư bản: thế kỷ XIX-XX: Rất nhiều sản phẩm được bán ra công chúng nhờ có hệ thống. Có công ty chuyên sản xuất, chuyên phân phối, chuyên bán hàng,… Mọi khâu được chuyên biệt và nhờ vậy tạo ra lượng hàng hóa rất lớn.

 

Ưu điểm: Quy mô lớn, toàn cầu.

Nhược điểm: Chất lượng không bảo đảm. Vì vì ta không dùng hết những gì mình làm ra, hàng giả nhiều. Ví dụ: Bạn ra mua rau, và người bán đều quảng cáo là rau sạch, nhưng chính họ cũng không dám ăn rau mình bán, mà họ trồng riêng để ăn. Hay bạn nghe vụ vòng titan chống sóng điện thoại bên Trung Quốc có 2k nhưng bán ở VN 1tr, quảng cáo tivi hẳn hoi.

  •  GĐ3: Ở xã hội hiện đại và đang là xu hướng hiện nay: Kết hợp ưu điểm của 2 mô hình ở trên.

Tức là vừa có tính hệ thống, vừa đảm bảo chất lượng, tạo niềm tin người tiêu dùng.

Ví dụ như Oriflame: Mỗi người chỉ bán 100Bp(1,7tr) và rất dễ để ai cũng làm được, khi đó chúng ta tập trung phát triển hệ thống, ví dụ 100 người thì doanh thu đã là 170tr, trong khi mỗi người bán rất ít. Hơn nữa chúng ta bán những sản phẩm mà chính chúng ta và bạn bè, gia đình sử dụng hàng ngày và đó là những gì chân thực nhất.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, Kinh doanh theo mạng cũng như kinh doanh truyền thống, là 1 giai đoạn của kinh doanh.  Và thậm chí đây là một cách kinh doanh thông minh và nhân văn. Nó mang lại cơ hội cho mọi người được dùng những sản phẩm chất lượng cao, với giá phải chăng hơn rất nhiều so với kinh doanh truyền thống.

P/S: Theo thông tin mới nhất của bộ công thương, 1 bộ luật mới về Bán hàng Đa Cấp (BHĐC) ở Việt Nam sẽ được áp dụng vào đầu năm 2015 để bảo vệ những công ty chân chính. Theo đó, những người nào nói BHĐC lừa đảo sẽ bị phạt tiền, mà phải nói công ty nào lừa đảo.

Kinh doanh theo mạng là từ trong giới chuyên môn dùng, thôi thì theo luật mới gọi  là BHĐC cho mọi người dễ hiểu. 🙂

 

 

 

 

Công việc tại Oriflame là gì?

Ngày hôm qua mình đã học được 1 điều rất hay: quan niệm của mình về công việc sẽ ảnh hưởng đến những đồng nghiệp, khách hàng của mình.

Ngày trước, nhiều lúc mình cũng coi Oriflame như 1 công việc làm thêm, làm nó với 1 thái độ làm thêm, chứ không phải là kinh doanh nó, làm giàu với nó. Và chính điều ấy, khách hàng đôi khi nhìn mình như 1 thằng cầm catalogue và đi tiếp thị. Bạn bè thì bảo sao mày làm lâu thế vẫn chả có tiền.

Nhưng trên Thế giới, người ta làm Ori rất sang. Khi đi du lịch, người ta cầm Iphone, Ipad chụp ảnh ầm ầm, trong khi Việt Nam mình thì các anh chị cũng chả tiêu sài mấy, vì biết ở nhà, các thành viên trong nhóm của mình họ còn chưa kiếm được tiền với Oriflame.

Cần thay đổi cách nhìn của mình với công việc?

Trước kia, ngay cả câu đầu tiên nói với khách hàng: ” Em chào chị, chị có thể cho em xin 2 phút được không ạ?”, nghe đã thấy như 1 công việc thấp kém. Phải đi “xin”.  Nếu nói: “Em chào chị, em có 1 cuốn catalogue rất hay, nếu chị quan tâm thì em sẽ dành chút thời gian trao đổi, chia sẻ với chị 1 số bí quyết làm đẹp.”, nghe khác ngay.

Đó cũng chỉ là khác nhau giữa quan niệm đi làm thêm-đi kinh doanh.

Rồi ngày trước mỗi người bán 100 BP, và tuyển dụng. Vậy 1 hệ thống 100 người, sẽ có 1 người kiếm được 10tr, 4 người kiếm được 2-3tr, 95 người còn lại chỉ kiếm được 300k. Như vậy không ổn lắm thì phải.

Công việc phát triển thì chất lượng TVV cũng phải phát triển.

Thay vì hệ thống đó, mình chỉ cần nhóm mình có 20 người, mỗi người kiếm được 5tr. Dù thu nhập của mình có giảm đi thì vẫn hay hơn. Vì chất lượng của mỗi thành viên được nâng cao, thu nhập cũng là 1 thước đo phản ánh chất lượng công việc.

Từ nay, mình quyết định đến Ori là để kinh doanh nó, làm giàu với nó. Và chia sẻ cho người khác làm được như vậy. Chứ không phải là công việc làm thêm nữa. Mình mong rồi chính các TVV, sau đến KH, sẽ nhìn đây là 1 công việc rất “sang”, rấy hay và mọi người sẽ muốn làm nó.

Tặng các bạn 1 câu nói: “Điểm bắt đầu của tư duy là điểm kết thúc của số phận.”

 

Làm trẻ con mới khó, Làm người lớn dễ ợt

Nhiều lúc người ta hay nói người này người nọ là trẻ con theo ý chê, không vừa lòng. Nhưng hầu hết, mình nghĩ những người trẻ con ấy mới là cái chúng ta nên hướng đến.

Người lớn thì dễ làm lắm. Chỉ cần hay chụp mũ, bảo thủ, ngại mạo hiểm, sợ sai, tâm phân biệt, hay tiêu cực, ước mơ nhỏ,..kể ra hết ngày mất… là bạn đã giống người lớn rồi đó.

Còn nếu bạn hay vui tươi, thích học cái mới, dễ quên chuyện buồn, sáng tạo, thích mạo hiểm, không giới hạn bằng định kiến… thì dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn vẫn là trẻ con.

Mình tin vào 1 quan điểm thế này, người ta sinh ra đã vẹn toàn, hoàn mỹ, nhưng khi lớn lên dần đánh mất điều đó. Chỉ 1 số ít người viên mãn trong cuộc sống là họ đã đi tìm lại và trở thành trẻ con như ngày họ mới ra đời.

Ngoài ra, người lớn hay trẻ con là để chỉ 1 quá trình, nhưng người ta thường dùng như là 1 cái chỉ mức độ, 1 từ định danh. hài thật.

Tôi rất thích những người doanh nhân chân chính, vì những người đó là trẻ con thực thụ. Như Jack Ma, ông ta có 1 quan điểm rất hay trong kinh doanh là :”tôi luôn tự nhủ mình chẳng có gì.”. Để ông ta có thể dám thử những cái mới, để không sợ mất cái sự nghiệp mà ông ta đang có, cái mà phần lớn con người trên quả đất này không tạo dựng được.

Klq, nếu bạn không biết ông ấy là ai thì sớt gu-gồ nhé.

Người doanh nhân người ta không sợ người khác đàm tiếu về mình, hoặc có sợ thì cũng rất mau quên. Như đứa trẻ con, hôm trước bị thằng hàng xóm cướp mất cái kẹo, rồi chửi nó, rồi khóc, nhưng hôm sau vẫn rủ nhau ra chơi làm chùa như thường. 🙂

Nhiều lúc mình cũng người lớn quá, giờ thì vẫn nỗ lực từng ngày để trẻ con bớt đi.

Đôi lúc chỉ biết chúc phúc cho mấy người bạn mình, cũng như người đời, họ người lớn quá. Họ chụp mũ ngay cả những thứ họ chưa hiểu về nó. Họ chê bai những người cùng trang lứa đang lập nghiệp, họ dè bỉu những người đang dám làm, dám thất bại. Và trong khi họ còn đang cười vào cái thất bại của người khác để thấy mình cao hơn ấy, thì những người trẻ con thực thụ, những người doanh nhân tương lai kia lại đang sống từng khoảnh khắc ý nghĩa của tuổi trẻ. Họ đang hâm nóng từng giọt thời gian bằng trái tim nhiệt huyết của mình, và lại còn chúc phúc cho những người bạn “lớn” kia.

Thôi, chán viết bài này rồi. Bằng hữu nào có suy nghĩ gì bay lên trong đầu thì com-men cho anh em biết nhá!

Chào thân ái và ggg.ggg.ggg!