Các bài viết cũ

Sơn móng tay vân đá cẩm thạch

Dạo trên mạng định học tiếng Hàn mà lại thấy được cái này. Hay ghê.

Ai có nhiều lọ sơn móng tay có thể thử xem. 🙂

Tự sơn móng tay hình vân đá cẩm thạch bằng cách rất đơn giản và thú vị.

xem video 

Untitled

Paraben – tốt hay không tốt – dùng hay không dùng ?

non au paraben

Đúng là tìm hiểu về cái này cũng là rất tình cờ thôi. Trước cứ nghe trên báo mạng om sòm về mấy cái chất không tốt trong mỹ phẩm thì luôn có mặt em Paraben này – cái chất dùng trong bảo quản thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm đến cả gần trăm năm rồi.

Thực ra hầu hết các “chất không tốt” đó đều có trong mỹ phẩm. Thế thì thôi khỏi dùng nhá? Hay là dùng hàng handmade cho nó tự nhiên 1000%? Ảo tung chảo.

Những mỹ từ người ta dùng để nói về Paraben:

  • Có thể gây ung thư vú và vô sinh nam…báo Sức khỏe và đời sống.
  • Có thể gây viêm biểu bì da, triệu chứng mãn kinh, loãng xương, lão hóa da nhanh hơn…báo Giáo dục Việt Nam.
  • Có thể gây ung thư…báo VN Express
  • ..các kiểu khác trên face mà cũng là cóp nhặt trên báo paste vào.

Nghe xong cứ như kiểu quanh mình đâu cũng có độc hại. Cái gì chả có 2 mặt. Đến như thức ăn hàng ngày, ăn ít thì đói, ăn nhiều cũng hại người.

Kỳ thực, Paraben cũng là chất tự nhiên có trong nhiều loại rau, quả . Tuy nhiên, trong mỹ phẩm thì nó là chất tổng hợp thôi. Họ hàng nhà này có mấy cái tên nổi danh: Methylparaben, Ethylparaben, Propylparaben, Isopropylparaben, Butylparaben, Isobutylparaben, and Benzylparaben.

Từ chất tẩy rửa, chảo chống dính đến son, sơn móng tay, sữa rửa mặt.. đâu đâu cũng có cả.

Tại sao người ta dùng Paraben?

Đơn giản thôi, nó là chất bảo quản. Với nhưng loại mỹ phẩm handmade nhiều khi hạn dùng chỉ là 1 tháng vì thiếu chất bảo quản. Cũng như những người đánh cá xa bờ phải dùng đá để ướp vậy.

Sao không dùng chất bảo quản tự nhiên?

Một câu hỏi ngây thơ và câu trả lời là:

  • Có ít sự lựa chọn.
  • Thường thì không ức chế tăng trưởng của vi sinh vật.
  • Thường không “đa năng”: ví dụ 1 chất bảo quản tự nhiên có thể ức chế sự tăng trưởng của tụ cầu vàng nhưng lại không có tác dụng đó với nấm mốc.
  • Đôi khi yêu cầu nồng độ cao để có tác dụng.. tức là giá thành sẽ cao.
  • Thường có tác động không mong muốn đến các khía cạnh như màu sắc, mùi thơm hoặc bọt.
  • Thiếu nhất quán về hiệu quả…giống như khi làm MP handmade, mẻ này thì dùng thấy thích nhưng mẻ ngay sau đó có khi phải vứt đi.

Dùng hay không dùng những sản phẩm chứa Paraben?

Kể ra thì nếu không dùng hẳn thì cũng khó vì nó ở trong hơn 22.000 loại mỹ phẩm cơ mà. Hơn nữa nhiều công ty có những khẩu hiệu ăn tiền và câu like như “free-paraben” thì giá chát tới mức nào.

Ở những nước phát triển người ta vẫn dùng bình thường, và các hãng phải ghi tên hóa học của thành phần mỹ phẩm lên thân chai cho người tiêu dùng biết.

Những tổ chức uy tín nhất Thế giới như FDA, CIR, hay những trang thông tin cosmeticsinfo.org đều đồng ý rằng paraben được phép sử dụng trong mỹ phẩm và thuộc giới hạn an toàn cho phép.

Ví dụ như đây là tuyên bố của CIR về độ an toàn của Paraben trong mỹ phẩm:

“ The CIR Expert Panel concluded that methylparaben, Ethylparaben, Propylparaben, Isopropylparaben, Butylparaben, Isobutylparaben and Benzylparaben are safe as cosmetic ingredients in the practices of use and use concentrations described in this safety assessment.”

Hay của FDA:

“FDA believes that at the present time there is no reason for consumers to be concerned about the use of cosmetics containing parabens. However, the agency will continue to evaluate new data in this area. If FDA determines that a health hazard exists, the agency will advise the industry and the public, and will consider its legal options under the authority of the FD&C Act in protecting the health and welfare of consumers.”

 

Kết luận:

Vậy ra là vẫn dùng bình thường. Có lẽ chỉ có 1 cách biết được nồng độ paraben trong sữa rửa mặt chúng ta dùng hàng ngày có an toàn hay không thì chỉ có nước gọi điện đến nhà sản xuất mà hỏi thôi.

Hay là dựa vào thương hiệu? 1 phần thôi. Tôi cũng không chắc vì các thương hiệu giờ đây được dựng lên từ truyền thông, khả năng quảng bá, viết lách, các mối quan hệ với những tổ chức danh tiếng..là rất nhiều. Mà đôi khi, những cái đó lại chưa chắc xuất phát từ cái tâm tốt của họ.

Chúng ta hãy nhìn vào những điều mà họ làm: đóng góp cho cộng đồng, sự minh bạch của họ, sự giúp đỡ, hộ trợ khách hàng…những cái gì nhân văn.

Dựa vào quan điểm của bạn. Tôi nghĩ cái này quan trọng nhất. Bạn có thể tươi cười an tâm hay sợ sệt lo lắng thì cũng từ quan điểm sống của mình mà ra. Có khi 2 người cùng dùng 1 loại mỹ phẩm, nhưng người thì sùng bái, người thì đâm ra ghét âu cũng chỉ vì niềm tin khác nhau mà có hiệu quả khác nhau. Ấy là sức mạnh của niềm tin.

Tin thì hãy dùng, không thì thôi.

Dựa vào “đạo”. Bạn thấy đấy, tính tình chúng ta có khi sáng thích chiều ghét. Huống hồ những thông tin, kết quả xét nghiệm,..chung quy là những “sự thật” hôm nay thì có thể “sai” vào ngày mai. Công nghệ cũng cần phải có thời gian để lớn chứ.

Cho nên, bạn có muốn tìm 1 sản phẩm hoàn hảo, 1 sản phẩm 1000 năm không lỗi, 1 sản phẩm luôn tốt, không có 1 tí tác dụng phụ nào…thì chỉ là mò kim đáy bể thôi. Tại sao mình không nói là “ảo tưởng”, vì đúng là có sản phẩm đó.

Cũng khó như việc rèn tâm mình từ bi, độ lượng, bao dung, yêu thương tất cả mọi người, mọi vật.

Sản phẩm hoàn hảo đó chính là cái tâm sáng của bạn đấy.

 

À, nguồn tham khảo của bài viết:

http://cosmeticsinfo.org/HBI/9  ( trang này có infograp rất đẹp)

http://www.fda.gov/cosmetics/productsingredients/ingredients/ucm128042.htm

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19101832

http://cosmetictestlabs.com/natural_vs_synthetic_cosmetic_preservatives.html

http://online.personalcarecouncil.org/ctfa-static/online/lists/cir-pdfs/PR427.pdf  (tài liệu siêu đầy đủ, dày như 1 cuốn sách của CIR, chỉ nói về paraben…1 sự quan tâm không hề nhẹ. :D)

 

Dù biết nói dai, nói dài là kiểu gì cũng có nói dại. Xin nhận ý kiến của bạn đọc gần xa.

 

Trước khi off, vẫn muốn cố kể thêm câu chuyện này:

Ngày xưa, Coca cola ban đầu có màu xanh. Nên người tiêu dùng tin rằng chắc chắn công ty đã pha phẩm màu vào đó, khiến doanh thu đi xuống. Rồi hãng này nghĩ ra 1 cách, pha phẩm màu vào khiến nó có màu nâu nâu đen đen như ngày nay. Từ đó mọi người tin là nước coca đã hết phẩm màu.

Dẫu nó có là chuyện tiếu lâm hay lịch sử thì cũng là bài học hay phải không bạn?

 

Chúc 1 ngày vui vẻ!